7 loại chi phí cần biết khi mở phòng tập gym để kinh doanh

Đam mê với Gym, nhiều bạn trẻ ngày nay khao khát mở phòng Gym  mới toanh, để vừa có thể build up body lại có thể có thêm nguồn thu nhập.

Song, bắt đầu với kế hoạch xây dựng phòng Gym mới cũng đi kèm với rất nhiều bài toán về chi phí mở phòng gym khiến các chủ Gym phải bối rối.

Bạn có đang rơi vào tình trạng tương tự?

Đừng quá lo lắng, hãy cùng Impulse Fitness xem qua danh sách 7 loại chi phí cố định mà bạn sẽ cần phải đầu tư cho một phòng Gym chuẩn chất lượng là những gì nhé.

MỤC LỤC

1. CHI PHÍ MẶT BẰNG + HẠ TẦNG PHÒNG TẬP GYM

Vị trí mặt bằng sẽ là yếu tố tiên quyết quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải chú trọng. Với tiêu chí “nhất mặt đường, nhì đường rộng”, việc sở hữu một mặt bằng với cả hai yếu tố trên sẽ cho bạn  những lợi thế nhất định ban đầu. Tuy nhiên, nếu chỉ có một trong hai cũng đã là khá ổn để có thể hoạt động được rồi, hay ít nhất hãy chọn cho mình những khu vực có đông dân cư, thuận lợi di chuyển.

Nếu mặt bằng không phải là thế mạnh của bạn thì sao? Không nên mở phòng Gym chăng?

Không sao, lúc này việc đầu tư vào hạ tầng, cơ sở vật chất của phòng Gym lại là điều nên được tập trung mạnh hơn. Bên cạnh đó, việc khai thác mạnh các yếu tố quảng cáo, tiếp cận đến những đối tượng khách hàng tiềm năng xung quanh khu vực sẽ giúp bạn nhanh chóng chiếm ưu thế hơn.

2. CHI PHÍ DỤNG CỤ, PHÒNG TẬP GYM

Khi đã có một mặt bằng phù hợp được trang trí đúng chuẩn phòng Gym, tiếp theo, bạn cũng cần trang bị cho mình những trang thiết bị chất lượng và hiện đại nhất, thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng tương lai.

Tùy vào diện tích mặt bằng mà bạn sẽ tính toán số lượng máy tập và thiết bị sao cho phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản, bạn vẫn phải đảm bảo có đầy đủ các thiết bị tập phù hợp với tất cả các nhóm cơ, đặc biệt là các thiết bị dùng cho các bài tập cơ bản và thông dụng.

Đây sẽ là chi phí nặng nhất trong tổng số 7 loại chi phí mà bạn cần phải chi trả, có thể dao động từ 300 triệu đến vài tỷ tùy theo quy mô mà bạn muốn set up. Song, cần nhắc trước cho bạn rằng đây không phải là chi phí mà bạn có thể gò ép được, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của khách hàng đối với quy mô phòng Gym của bạn.

Nếu bạn đang có ý định set up một phòng Gym chuẩn chuyên nghiệp, hãy liên hệ với các đơn bị tư vấn set up phòng Gym uy tín và có tiếng như Impulse Fitness để có được giải pháp đầu tư tối ưu và đảm bảo mức độ hoàn vốn và sinh lời tốt nhất có thể.

3. CHI PHÍ NHÂN VIÊN PHỤC VỤ PHÒNG TẬP GYM

Cũng chiếm phần không nhỏ trong bài toán về chi phí set up phòng Gym là các khoản phí đành cho đội ngũ nhân viên. Song, vì đây là loại chi phí được chi trả theo từng tháng, nên nó sẽ được tính vào khoảng thu về hằng tháng của phòng Gym, chứ không phải là chi phí cố định như các chi phí set up phòng tập, nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Đối với chi phí này, việc tính toán sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Bạn có cần nhân viên hay không?

– Nếu có thì cần những bộ phận nào?

– Những công việc cho họ là gì?

– Mức lương thế nào là hợp lý và bạn có thể thương lượng về giá cả được hay không?

– Ngoài khoản lương cứng, bạn còn có cơ chế hoa hồng – thưởng như thế nào?

Một là mất tiền, hai là mất sức, bạn hãy cân nhắc giữa việc chi trả cho nhân viên hoặc tự mình làm để có giải pháp tốt nhất nhé.

4.  CHI PHÍ CHO CÁC THIẾT BỊ CỘNG THÊM

Tùy vào mức độ đầu tư mà bạn sẽ lựa chọn những trang thiết bị nào cần hay không cần có. Về cơ bản, một phòng Gym chuyên nghiệp thông thường sẽ phải có các thiết bị cơ bản sau:

– Đồ nội thất: Bàn quầy lễ tân, bàn ghế, tủ locker để đồ…

– Vật dụng trang trí: gương, pano hình ảnh – poster dán kính, treo tường

– Hệ thống âm thanh, hình ảnh: loa đài, amply, TV…

– Hệ thống đèn điện: quạt, đèn, bảng điện…

– Dịch vụ, tiện ích: máy điều hòa, xông hơi, tắm nóng lạnh…

– Hệ thống camera an ninh, giám sát

– Phụ kiện tập luyện: bao boxing, các món crossfit, gạch cao su giảm chấn, thảm phòng tập…

– Phần mềm quản lý phòng tập chuyên dụng

5. CHI PHÍ MARKETING

Hay nói đơn giản hơn là chi phí dành cho quảng cáo, để khách hàng có thể biết đến phòng Gym mới của bạn một cách dễ dàng hơn. Việc set up một phòng Gym mới sẽ khá khó để đảm bảo được lượng khách hàng ở những tháng đầu tiên. Do đó, một khoảng ngân sách dùng cho Marketing là vô cùng cần thiết.

Có rất nhiều kênh quảng cáo khác nhau cho bạn chọn như: phát tờ rơi, treo băng rôn, biển bảng.. hoặc quảng cáo trên các kênh online như facebook, zalo, google ads…

Nếu có thể, bạn cũng nên đầu tư cho phòng Gym của mình một website, chia sẻ những kiến thức nền tảng và những bài hướng dẫn tập luyện đúng đắn. Từ đó, sẽ giúp tăng thêm uy tín và độ tin cậy cho phòng Gym của bạn.

6.  CHI PHÍ BẢO TRÌ

Bất kỳ loại máy móc hay thiết bị nào, sau khi qua một thời gian sử dụng cũng sẽ cần được bảo trì, tu bổ để sửa chữa những hỏng hóc và hoạt động trơn tru hơn. Việc vệ sinh bảo trì máy móc thường xuyên cũng tạo cảm giác mới mẻ, sạch sẽ cho các thiết bị, tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng khi sử dụng.

Đối với các máy tập đơn giản, bạn có thể tự trang bị những thiết bị vệ sinh tại nhà và tự mình bảo dưỡng chúng nhanh chóng.

Còn nếu thiết bị của bạn là loại máy móc hiện đại, cần những sư hiểu biết cao hơn về máy móc, hãy nhờ đến các chuyên gia, hay các đơn vị cung cấp thiết bị phòng tập như Impulse Fitness chẳng hạn.

7. CHI PHÍ ĐIỆN NƯỚC

Cuối cùng là khoảng chi phí đều đặn để vận hành các loại máy móc và thiết bị cảu bạn. Không những hỗ trợ hoạt động các máy móc, điện nước còn được sử dụng trong các máy lạnh, máy điều hòa, hay quạt hơi nước mà bạn trang bị trong phòng Gym của mình.

Khoản phí này tuy không đáng kể, nhưng nếu không thực sự quản lý kỹ, đôi khi bạn sẽ phải giật mình khi nhận được bill tính tiền hằng tháng đấy.

Do đó, hãy luôn nhắc nhở nhân viên sử dụng tiết kiệm những nguồn tài nguyên này. Đồng thời, treo thông báo nhắc nhở ở khắp nơi để khách hàng ý thức hơn trong việc sử dụng đúng mức các nguồn tài nguyên này nhé !!!

>>> Tham khảo: Tư vấn thiết kế xây dựng phòng gym chuyên nghiệp theo xu hướng mới nhất

Bài viết có liên quan
0906785565