Căng cơ là một hiện tượng khá phổ biến mà người tập dễ gặp phải trong quá trình tập gym hay chơi thể thao. Vậy căng cơ có nguy hiểm không? Dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đang bị căng cơ? Cách khắc phục hiện tượng này ra sao? Mọi đáp án cho những câu hỏi này sẽ được Impulse Fitness giải đáp ngay sau đây.
MỤC LỤC
1. Căng cơ là gì?
Căng cơ là là hiện tượng một hoặc một vài nhóm cơ bị căng quá mức và có thể dẫn đến bị rách. Hiện tượng này sẽ gặp trong trường hợp bạn luyện tập một cách quá mức, thường gặp ở các nhóm cơ tại đùi sau, lưng dưới, cổ và vai. Các vùng khác vẫn có thể gặp nhưng ít hơn.
Xem thêm: Các bài tập giãn cơ lưng hiệu quả nhất cho nam tại phòng gym
2. Dấu hiệu của hiện tượng căng cơ
Khi cơ bị căng, các sợi cơ sẽ bị xé rách một vài sợi hoặc toàn bộ khiến máu chảy cục bộ gây đau đớn, hạn chế vận động. Những dấu hiệu nhận biết căng cơ từ bên ngoài:
- Đau nhức đột ngột
- Vận động hạn chế
- Vùng da bị bầm tím, sưng tấy, chạm vào thấy đau
- Có cảm giác như vùng cơ bị trói
- Các bó cơ co thắt hoặc bị cứng
- Cơ uể oải, mỏi
- …
Những dấu hiệu này nếu ở mức độ nhẹ bạn có thể cử động linh hoạt và biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên nếu ở mức độ nặng, cơ sẽ đau đến mức khó cử động được và thời gian hồi phục có thể kéo dài tới vài tháng.
3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng căng cơ
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng cơ bắp bị xé rách, có thể kể đến như:
- Khởi động không kỹ trước khi tập luyện
- Tập quá sức với cường độ cao
- Cơ bắp kém linh hoạt
- Tư thế tập luyện không đúng
- Cơ địa có khả năng phục hồi kém.
- Gặp phải sự cố trong khi tập như bị trượt té
- Khi thực hiện nâng tạ nặng, ném, chạy, nhảy,…
- Các môn thể thao dễ khiến gặp tình trạng căng cơ mãn tính như bóng chày, chèo thuyền, chơi tennis,…
4. Giải quyết căng cơ như thế nào?
Căng cơ cấp tính
Trường hợp người tập bị căng cơ cấp tính, những cách xử lý nhanh chóng dưới đây sẽ giúp giảm đau nhanh chóng:
- Nghỉ ngơi: Trong thời gian này bạn không nên vận động hay di chuyển phần cơ bắp này để tránh bị đau. Tuy nhiên nhiên không nên nghỉ quá 2 này vì sẽ khiến cơ bị yếu đi.
- Chườm đá: Hơi lạnh từ đá sẽ giúp giảm đau nhức và giảm sưng ngay khi bị căng cơ. Bọc đá vào trong khăn và chườm liên tục cách 1 tiếng 1 lần khoảng 20 phút trong ngày đầu tiên.
- Băng bó: Băng vùng cơ bị sưng bằng băng thun để giảm sưng. Bạn không nên băng quá chặt vì sẽ khiến máu tại khu vực đó không lưu thông được.
- Nâng vùng cơ bị căng cao hơn tim.
Xem thêm: Giãn cơ sau khi tập thể hình và những điều cần lưu ý
Căng cơ mãn tính
Trường hợp nhóm cơ bị căng có dấu hiệu bị đau trên 1 tháng thì bạn cần chú ý đến việc nhóm cơ này bị suy yếu và khả năng lưu thông máu kém. Cơ bắp khi này sẽ không nhận được đầy đủ dinh dưỡng và oxy để phục hồi, chính vì thế, khi này bạn không thể thực hiện cách chườm lạnh nữa mà thay vào đó là chườm nóng.
- Chườm nóng từ 3-4 lần mỗi ngày với thời gian từ 15-20 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm cơ bị đau trong nước muối ấm, magie trong muối sẽ giãn cơ, giảm đau và hơi ấm sẽ thúc đẩy tuần hoàn. Tuyệt đối không chườm nóng khô vì sẽ khiến vùng cơ đau bị mất nước và đau nặng hơn nhé.
- Massage sâu: Massage sẽ giúp cho cơ được thư giãn, tránh co thắt và kích thích huyệt tại khu vực cơ tổn thương. Lưu ý là nên uống nhiều nước trước khi massage để loại bỏ acid lactic ra khỏi cơ thể.
- Có thể sử dụng bóng tennis hoặc bóng cao su để lăn lên vùng căng cơ cũng có tác dụng thư giãn cơ.
- Điều trị bằng sóng âm của máy siêu âm. Tần số cao của sóng âm được tạo ra bằng nhịp rung của các vật liệu tinh thể và tác động vào xương và mô mềm. Các tác động này sẽ giúp cho tình trạng viêm được cải thiện đáng kể, hỗ trợ điều trị rất tốt tình trạng căng cơ vai và lưng dưới. Tuy nhiên bạn sẽ thấy tác dụng sau 3 – 5 lần trị liệu.
- Điều trị bằng dòng điện: quá trình điều trị này sẽ sử dụng các điện cực đặt lên vùng cơ bị căng. Dòng điện được truyền vào và kích thích co cơ hỗ trợ cơ bị căng rất hiệu quả, kể cả cấp tính hay mãn tính.
Kết luận
Hầu như tất cả mọi người đều đã từng gặp phải tình trạng bị căng cơ trong quá trình tập luyện hay chơi thể thao. Tình trạng này không đến mức quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu gặp phải tình trạng căng cơ cấp tính, bạn cần xử lý sớm để tránh trở thành căng cơ mãn tính ảnh hưởng đến quá trình vận động cũng như sức mạnh của cơ bắp.