Tập gym bị đau cổ tay là do đâu và cách khắc phục hiệu quả

Tập gym bị đau cổ tay là tình trạng rất thường hay gặp phải ở cả những gymer mới tập và lâu năm, gây ra cảm giác đau nhức, sưng tấy, khó khăn khi vận động cổ tay. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả như thế nào? Nếu bạn cũng đang bị những cơn đau nhức ở cổ tay hành hạ thì đừng bỏ qua bài viết này của Impulse nhé!

Tập gym bị đau cổ tay

MỤC LỤC

Nguyên nhân khiến tập gym bị đau cổ tay

1/ Buông và nhấc tạ không đúng cách

Một số bài tập gym buộc bạn phải dùng đến tạ để đảm bảo hiệu quả của bài tập. Tuy nhiên, do việc cầm nắm tạ không đúng cách, rung lắc mạnh, buông và nhấc tạ không kiểm soát, cổ tay bị đẩy ra sau quá nhiều gây chèn ép lên dây thần kinh ở cổ tay và dẫn đến chấn thương dây chằng ở vùng xương cổ tay.

2/ Tập sai kỹ thuật dẫn đến chấn thương

Trong quá trình tập luyện, việc tập sai kỹ thuật, không đúng tư thế có thể dẫn đến trường hợp té ngã, vô tình chống bàn tay xuống đất làm tổn thương xương sụn khớp ở khu vực cổ tay, gây nên tình trạng bong gân, trật khớp, giãn dây chằng, dẫn đến chấn thương.

3/ Tập nhiều các bài tập gây áp lực lớn lên cổ tay

Một số bài tập như nâng tạ, đu xà, vật tay, đánh cầu lông, tennis, bóng bàn,…tác động mạnh khiến cổ tay bị kéo dãn quá mức, gây nên tình trạng đau nhức, khó khăn khi cầm nắm. Tập luyện quá mức sẽ khiến cơ bắp bị co giãn nhiều, làm các dây thần kinh bị giãn ra do hoạt động mạnh, các khối xương bị chèn ép và gây ra tình trạng đau nhức cơ xương, trong đó có cơ cổ tay.

Điều này cần đặc biệt lưu ý khi setup phòng gym cần phải trang bị nhiều loại tạ với nhiều kích cỡ và trọng lượng khác nhau để tránh việc sử dụng tạ quá nặng gây áp lực lên cổ tay.

Xem thêm: Các bài tập cơ tay tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và nhanh lên cơ

Cách chữa trị ngay tại nhà giúp giảm đau hiệu quả

Chườm đá

Việc tiến hành chườm đá vùng cổ tay sẽ giúp giảm cơn đau hiệu quả ngay lập tức. Bạn có thể cho vài viên đá vào túi vải mỏng, sạch. Sau đó, chườm lên phần cổ tay bị đau trong khoảng 15-20 phút, đồng thời nâng cao cổ tay để tránh máu bầm tụ lại. Thực hiện 4-5 lần/ngày để phát huy hiệu quả.

chườm đá

Nghỉ ngơi

Tất nhiên, khi tập gym bị đau cổ tay đến mức không thể chịu được thì bạn cần ngưng tập cho đến khi cổ tay khỏi hẳn. Ngoài ra, hãy dùng nẹp cố định xương khớp ở cổ tay và hạn chế hoạt động để giảm bớt cảm giác đau nhức.

Tập các bài tập hỗ trợ

Bài 1: Bóp bóng

Đặt một quả bóng cao su vào trong lòng bàn tay, rồi sau đó bóp vào, nhả ra. Thực hiện khoảng 10 lần thì đổi tay. Thực hiện động tác này thường xuyên giúp hạn chế được tình trạng cứng khớp, kích thích bàn tay, ngón tay được vận động và trở nên linh hoạt hơn.

bài tập bóp bóng

Bài 2: Nắm duỗi, xoay cổ tay

Đầu tiên, bạn hãy giữ các ngón tay thẳng lên, sau đó từ từ uốn cong bốn ngón tay thành nắm tay và cuối cùng uốn cong ngón tay cái bao bên ngoài bốn ngón tay trên, không siết chặt bàn tay. Cuối cùng, mở bàn tay từ từ cho đến khi các ngón tay duỗi thẳng. Thực hiện khoảng 10 nhịp mỗi bàn tay.

Xem thêm: Giãn cơ sau khi tập thể hình và những điều cần lưu ý

Bài 3: Kéo căng cổ tay

Úp lòng bàn tay xuống mặt phẳng, bàn tay còn lại đặt lên trên, nhẹ nhàng ấn xuống cho đến khi cảm thấy căng ở cổ tay và cánh tay, thì giữ nguyên động tác trong 10 giây. Lặp lại động tác khoảng 10 lần, sau đó đổi tay và thực hiện tương tự.

Xem thêm: Hướng dẫn cách hít thở đúng cách khi tập gym không gây mất sức

bài tập kéo căng cổ tay

Thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa

Tuyệt đối không nên tự ý nắn bóp cổ tay vì như vậy sẽ khiến tình trạng đau nhức thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi về sau. Nếu cổ tay vẫn sưng và đau quá mức thì hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp xấu, bạn bị đứt dây chằng hay chấn thương nặng hơn thì cần phẫu thuật và nghỉ dưỡng trong thời gian dài.

Phòng tránh tình trạng tập gym bị đau cổ tay

  • Khởi động kỹ trước khi gym với bài tập xoay khớp cổ tay sẽ giúp cơ thể quen dần, thích nghi với các bài tập có cường độ cao hơn. 
  • Khi tập với tạ, cổ tay lúc nào cũng giữ thẳng, không bẻ cổ tay ra sau quá nhiều. 
  • Cố định bằng băng quấn cổ tay để đảm bảo an toàn khi mới bắt đầu tập luyện.
  • Có chế độ tập luyện điều độ và thư giãn gân cốt sau khi tập xong nhằm hạn chế chấn thương.

Tập gym bị đau cổ tay sẽ làm gián đoạn quá trình tập luyện của bạn, cũng như gây cảm giác khó chịu, làm suy giảm động lực tập luyện. Bởi vậy, “phòng bệnh vẫn hơn trị bệnh” nên bạn hãy có một chế độ và phương pháp tập luyện đúng cách, hợp lý để hạn chế mọi chấn thương nhé!

Bài viết có liên quan
0906785565