Với những ảnh hưởng nghiêm trọng mà biến chứng tiểu đường gây nên, việc đảm bảo duy trì một sức khỏe tốt để ngăn ngừa là điều cần thiết. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, uống thuốc đều đặn thì tập luyện là thói quen không thể bỏ qua. Impulse Fitness sẽ chia sẻ cùng bạn những điều cần lưu ý để luôn có một cuộc sống chất lượng nhé.
MỤC LỤC
1. Tại sao người mắc tiểu đường cần luyện tập mỗi ngày?
Căn bệnh tiểu đường không thực sự nguy hiểm, thế nhưng hậu quả của các biến chứng từ bệnh lại khiến cho sức khỏe người mắc bị đe dọa., thậm chí là dẫn đến tử vong. Dưới đây là những lý do mà người bị tiểu đường cần tập thể dục mỗi ngày:
- Làm giảm lượng đường trong máu, khả năng kiểm soát đường máu cải thiện lâu dài.
- Tăng tác dụng của insulin và tăng nhạy cảm với insulin máu, đặc biệt là ở người mắc tiểu đường tuýp 2.
- Giảm mỡ máu và nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Giảm triệu chứng tăng huyết áp,
- Giảm tích tụ mỡ trắng ở những người mắc tiểu đường tuýp 2.
- Cải thiện chức năng tuần hoàn, giảm căng thẳng, stress.
Ngoài việc luyện tập thì bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp. Tham khảo bài viết về Chế độ ăn Ketogenic giúp hỗ trợ dinh dưỡng cho điều trị bệnh tiểu đường một cách tốt nhất.
2. Nguy cơ tiềm ẩn nếu người bệnh không hiểu rõ thể trạng
Tập luyện là một trong những phương pháp bảo vệ sức khỏe không thể thiếu của người mắc tiểu đường. Thế nhưng việc tập mà không nắm rõ được sức khỏe và thể trạng của mình sẽ dẫn đến những nguy hiểm vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể là:
- Ăn kiêng khắt khe cùng với chế độ cường độ cao khiến người bệnh không đủ năng lượng, biểu hiện run tay, vã mồ hôi và có thể dẫn đến hôn mê.
- Người bệnh có thể bị hạ đường huyết ngay khi tập và có thể kéo dài sau đó nhiều tiếng đồng hồ, trong đó, người mắc tiểu đường tuýp 1 có thể bị hạ đường huyết nghiêm trọng mà 24 tiếng sau mới biểu hiện rõ.
- Chức năng thận của người bệnh thường bị suy giảm. Việc tiêu hao năng lượng lớn có thể khiến thận suy yếu hơn.
- Xương khớp có thể bị tổn thương và thoái hóa nhanh hơn nếu người bệnh liên tục tập nặng.
3. Phương pháp tập luyện khoa học cho người bị tiểu đường
Chuẩn bị kỹ về sức khỏe và trang bị trước khi tập
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát để theo dõi tình trạng sức khỏe, những bệnh lý, biến chứng đang xảy ra về cơ quan vận động, bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, thần kinh ngoại biên,…
- Xác định môn tập luyện có cường độ, thời gian phù hợp với sức khỏe.
- Trước mỗi buổi tập, cần kiểm tra đường máu, nếu quá thấp thì không nên tập.
Trong quá trình luyện tập
- Cần khởi động thật kỹ khoảng 10-20 phút để làm ấm cơ thể và giãn cơ, xương khớp tránh chấn thương,
- Tập nhẹ nhàng với cường độ thấp, cần theo dõi sức khỏe và có thể nâng dần cường độ, cần đảm bảo nhịp tim không tăng lên quá cao khiến huyết áp tăng mạnh gây nguy hiểm.
- Giảm dần cường độ bài tập trước 5-10 phút để ổn định nhịp tim. Thực hiện các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, thả lỏng, thư giãn cơ, khớp,…
Xem thêm: 12 Lợi ích của việc chạy bộ hằng ngày đối với sức khỏe
3. Một số môn tập luyện dành cho người bị tiểu đường
Bơi lội
Đây là một môn thể thao vô cùng thích hợp với người tiểu đường tuýp 2 khi các động tác khi tập luyện trong khi bơi không gây áp lực lên xương khớp. Bên cạnh đó, bơi lội sẽ giúp cải thiện đường máu rất hiệu quả.
Đi bộ
Môn tập luyện nhẹ nhàng này có tác dụng hữu hiệu đối với sức khỏe của người bị tiểu đường. Nhờ khả năng cải thiện chức năng hô hấp, tăng tuần hoàn máu và chức năng cơ bắp, đi bộ thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng do tiểu đường gây nên.
Bạn nên xem qua các dòng xe đạp tập thể dục ở nhà và máy chạy bộ điện impulse rất thích hợp cho việc tập luyện tại nhà
Tập dưỡng sinh
Không chỉ phù hợp với những người cao tuổi muốn cải thiện sức khỏe, tập dưỡng sinh là một trong những bài tập hoàn hảo cho người bị tiểu đường. Các động tác thư giãn và chậm rãi sẽ cải thiện sự cân bằng, giamr căng thẳng, các tổn thương và biến chứng của bệnh tiểu đường.
Yoga
Đây là một bộ môn đòi hỏi sự dẻo dai và kiên trì mà không chú trọng vào cường độ. Nhờ vậy, người mắc tiểu đường hoàn toàn có thể lựa chọn yoga để cải thiện sức khỏe cho mình. Tập yoga thường xuyên sẽ giúp bạn có một lá phổi và một trái tim khỏe mạnh, đồng thời xương khớp, thần kinh,… cũng được bảo vệ trước biến chứng.
4. Người mắc tiểu đường lưu ý gì khi tập luyện?
Tập luyện là điều rất cần thiết để kiểm soát bệnh và những biến chứng của tiểu đường. Để có hiệu quả tốt nhất, khi tập thể dục, thể thao, người mắc bệnh tiểu đường nên lưu ý đến những điểm sau:
- Thời điểm tập thích hợp nhất là vào sáng sớm. Mức đường huyết khi này đang ở điểm cân bằng.
- Nên kiểm tra kỹ sức khỏe và nhận lời khuyên của bác sĩ trước khi lựa chọn một môn tập luyện.
- Không nên tập cường độ mạnh ngay khi vừa bắt đầu.
- Uống nước ngay khi cảm thấy khát.
- Nên mang theo một vài thực phẩm để bổ sung khi thấy có dấu hiệu đường huyết xuống thấp.
- Bảo vệ xương khớp bằng việc lựa chọn giày tập đảm bảo.
- Ngừng tập luyện nếu có các dấu hiệu như tim đập mạnh, vã mồ hôi, chóng mắt, khó thở,…
Kết luận
Người tiểu đường hoàn toàn có thể duy trì được một sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ của mình nếu có một chế độ ăn uống khoa học kết hợp với chế độ luyện tập phù hợp.
Để tránh những ảnh hưởng từ ngoại cảnh, các gia đình có người bị tiểu đường có thể setup một phòng gym đơn giản, tận dụng một căn phòng trống hay những không gian không sử dụng đến. Cả gia đình bạn sẽ có thời gian tập luyện cùng nhau, vào những ngày mưa gió có thể thoải mái luyện tập. Nhất là trong điều kiện môi trường không đảm bảo hiện nay, việc đi ra ngoài tập luyện có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Hãy để Impulse biến ước mơ của bạn thành hiện thực với những giải pháp setup phòng gym tại nhà toàn diện nhé.