Trong xã hội năng động ngày nay, nhiều người bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe, vì vậy nhu cầu tập luyện thể dục thể thao ngày một tăng cao. Khi môi trường làm việc khiến con người ta ít vận động, ngồi nhiều và chủ yếu làm việc trước máy tính, ngày càng nhiều người nhận ra rằng họ cần phải đến phòng tập gym thường xuyên hơn để rèn luyện sức khỏe. Chính vì lẽ đó, phòng tập gym ngày càng nổi lên như một hình thức kinh doanh nổi bật và hiệu quả. Tuy nhiên khi setup phòng gym, các chủ phòng thường khó tính toán được chi phí mở phòng gym sao cho hiệu quả và tiết kiệm. Cùng Impulse tham khảo chi phí mở phòng gym trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
1/ Các loại chi phí khi mở phòng gym
1.1 Chi phí đầu tư ban đầu
1.1.1 Chi phí xin giấy phép kinh doanh
Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, công ty cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 78/2015 / NĐ-CP để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thể hình – thẩm mỹ.
Hồ sơ bắt buộc để phòng tập bao gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh theo mẫu
- Điều lệ công ty
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền.
Theo sở văn hóa và thể thao Hà Nội, phí và lệ phí đối với các phòng tập được Nhà nước cấp phép: Mỗi văn phòng nơi đăng ký đều niêm yết cụ thể các khoản phí trong khi tập – trung bình một bộ hồ sơ sẽ có giá từ 1 triệu đồng.
1.1.2 Chi phí thiết kế nội thất và phần mềm vận hành
– Dù là phòng gym bình dân, trung cấp hay cao cấp thì phòng gym nào cũng phải để tâm đến việc thiết kế nội thất. Các thiết bị cần thiết như quầy lễ tân, thảm, gương, sàn, hệ thống chiếu sáng, tivi, loa âm thanh, máy tính,… tùy vào chi phí đầu tư mà mỗi loại hình phòng tập sẽ áp dụng khác nhau. Bên cạnh đó chi phí sửa chữa, thay thế các thiết bị này cũng chiếm một phần không hề nhỏ vậy nên trước khi đầu tư cho hạng mục này, nhà đầu hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng nhé!
- Đối với phòng Gym bình dân: cần thiết kế khu vực tập gym mát mẻ, tiết kiệm diện tích khu vực tập luyện. Bên cạnh đó nên có các thiết kế kính phản chiếu để tạo cảm giác rộng rãi cho phòng tập. (chi phí thiết kế, decor, lắp đặt nội thất sẽ dao động trong khoảng 15 – 20 triệu đồng)
- Đối với phòng gym trung cấp: nên đầu tư thêm các khu vực như phòng tắm, thay đồ, tủ đựng đồ cá nhân,… Với diện tích trung bình 300- 400m2 sẽ rất phù hợp với các thiết kế sáng tạo, phức tạp để phù với với tính cách của chủ phòng tập (chi phí thiết kế nếu được đầu tư chỉn chu sẽ nằm trong khoảng 100-200 triệu)
- Đối với phòng gym cao cấp: thường hướng tới yếu tố luxury, cao cấp, sang trọng,… đòi hỏi sự tối giản nhưng phải tiện nghi. Các khu vực cần phải thiết kế sẽ gồm có phòng xông hơi, phòng tắm, phòng tiếp khách, khu vực lễ tân, hồ bơi, phòng yoga,… (chi phí phí để thiết kế hệ thống một cách đồng bộ sẽ nằm trong khoảng 400-800 triệu)
– Phần mềm quản lý phòng tập cũng là một trong những chi phí cần thiết để đầu tư để tối ưu hóa quá trình quản lý bán hàng, thẻ hội viên. Phần mềm sẽ là công cụ cần thiết để đánh giá kết quả tập luyện, độ hài lòng khách hàng, số lần quay lại,… từ đó đưa ra các thống kê xác thực giúp chủ phòng tập dễ dàng đưa ra sự thay đổi và định hướng quản trị quan hệ khách hàng.
1.1.3 Chi phí dụng cụ, máy tập
Lấy ví dụ với phòng tập gym với diện tích 300m2, thuộc phân khúc phòng gym trung cấp. Thì nhóm thiết bị cần thiết để lắp đặt gồm có các loại thiết bị như sau;
- Máy chạy bộ: 4 máy – 100 triệu đồng
- Xe đạp thể dục: 3 máy – 20 triệu đồng
- Xe đạp trượt tuyết: 2 – 12 triệu đồng
- Máy rung toàn thân: 2 – 10 triệu đồng
- Máy rung bụng: 2 – 7 triệu đồng
- Máy đá đùi: 1 – 20 triệu đồng
- Máy đẩy vai: 1 – 25 triệu đồng
- Máy ép ngực 1 – 23 triệu đồng
- Máy nằm móc đùi: 1 – 24 triệu đồng
- Máy kéo xô: 1 – 26 triệu đồng
- Máy kéo xô rộng: 1 – 32 triệu đồng
- Máy đạp đùi: 1 – 15 triệu đồng
- Khung gánh đùi trợ lực: 1 – 21 triệu đồng
- Khung gánh đùi: 1 – 12 triệu đồng
- Giàn vai đôi: 1 – 13 triệu đồng
- Ghế đẩy ngực ngang: 3 – 9 triệu đồng
- Ghế đẩy ngực trên: 1 – 5 triệu đồng
- Ghế đẩy ngực dưới: 1 – 4 triệu đồng
- Ghế tập bụng: 1 – 6 triệu đồng
- Ghế tập lưng: 1 – 5 triệu đồng
- Khung đá bụng: 1 – 11 triệu đồng
- Ghế nhón bắp chuối: 1 – 4 triệu đồng
- Ghế tập tay trước: 1 – 7 triệu đồng
- Ghế điều chỉnh: 3 – 15 triệu đồng
- Kệ tạ tay: 1 – 700.000 đồng
- Thanh đòn 2.2m: 7 – 3,2 triệu đồng
- Thanh đòn 1.2m: 2 – 1,2 triệu đồng
- Đòn chữ Z: 1 – 2 triệu đồng
- Đòn chữ H: 1 – 1,8 triệu đồng
- Tạ tay Titan: 50 – 9,2 triệu đồng
- Tạ miếng Titan: 36 – 10 triệu đồng
Tổng giá trị của thiết bị là 454.100.000đ
Tham khảo: Top các dụng cụ tập gym phòng gym nào cũng nên có
1.2 Chi phí cố định
1.2.1 Chi phí mặt bằng:
Một trong những chi phí khá tốn kém và thực sự cần thiết đó là thuê vị trí kinh doanh. Chi phí thuê mặt bằng sẽ chiếm vị trí đáng kể trong tổng số vốn đầu tư của bạn. Trung bình, một diện tích phòng tập từ 40- 60m2 sẽ có chi phí thuê hàng tháng từ 15 đến 40 triệu, tuỳ vào khu vực và địa điểm kinh doanh. Ngoài ra nhiều nơi còn yêu cầu chi phí đặt cọc từ 3 đến 6 tháng, nhằm cam kết kinh doanh lâu dài. Điều này khiến chi phí ban đầu khá cao, gây khó khăn cho chủ phòng tập.
1.2.2 Chi phí cho nhân viên:
Sau đây sẽ tiếp tục ví dụ với phòng tập trung cấp 300m2, thì các chi phí bỏ ra cho nhân sự chi tiết như sau:
- Huấn luyện viên thể hình (PT): Tuyển chọn các PT có kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu, mức lương dao động sẽ từ 6-8 triệu có thường hoa hồng theo doanh số, trải nghiệm, đánh giá của KH (trung bình khoảng 3 nhân sự)
- Quản lý: Đây là nhân sự quản lý công việc, giờ làm, chấm công, trực tiếp giám sát doanh số, khách hàng,… Mức lương dao động từ 8 -10 triệu (1 nhân sự)
- Lễ tân: Tư vấn dịch vụ, giới thiệu phòng tập, bán hàng, tiếp khách, check-in, kiểm tra thẻ hội viên,… Mức lương dao động 7-9 triệu (khoảng 3 nhân sự chia 3 ca trong ngày).
- Tạp vụ: Vệ sinh phòng tập, nhà vệ sinh, chăm sóc thiết bị phòng tập thường xuyên,… Mức lương cho vị trí này khoảng từ 6-7 triệu (1 nhân sự)
- Bảo vệ: Quản lý an ninh, bãi xe,… với mức lương dao động 6-7 triệu (1 nhân sự)
1.3 Chi phí biến đổi hàng tháng
1.3.1 Chi phí đầu tư cho quảng cáo
Ngoài chi phí mặt bằng, chi phí mua trang thiết bị hay chi phí thuê nhân viên, khi kinh doanh phòng tập thể hình, bạn cũng cần thêm chi phí cho chiến dịch marketing để tiếp cận hiệu quả với nhiều khách hàng hơn. Nhất là khi phòng tập của bạn mới khai trương và chưa có nhiều khách hàng biết đến. Nếu chỉ là một phòng tập nhỏ, bạn có thể quảng cáo bằng cách phát tờ rơi, quảng cáo trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, v.v. Ngoài ra, chi phí biển hiệu, băng rôn, trang trí phòng gym bạn có thể tốn khoảng 15-20 triệu đồng.
Nếu là phòng tập lớn, ngoài tờ rơi quảng cáo, bạn cần quảng cáo trên các nền tảng Social nổi tiếng như Facebook, Zalo, Instagram, Linkedin,… để tăng lượng khách hàng. Tùy theo phương thức quảng cáo mà chi phí có thể cao hoặc thấp. Nếu chạy quảng cáo trên mạng xã hội có thể tốn kém hơn nhiều so với quảng cáo tờ rơi, nhưng chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Ngoài ra, đừng bỏ qua việc thiết kế trang web phòng gym, triển khai SEO và quảng cáo Google Adwords để thu hút khách hàng một cách hiệu quả. Chi phí đầu tư cho các dịch vụ này sẽ nằm trong khoảng 20-35 triệu đồng.
Tham khảo: Kinh nghiệm Marketing khiến phòng Gym lúc nào cũng đông khách
1.3.2 Chi phí bảo dưỡng, bảo trì
Việc sử dụng các thiết bị, máy móc tập luyện thường xuyên với cường độ cao. Đặc biệt, là đối với các trung tâm thể hình hay các phòng tập gym. Việc bảo dưỡng và bảo trì phòng tập để đảm bảo các thiết bị lúc nào cũng trong tình trạng an toàn và hiệu quả. Trung bình chi phí bảo trì hàng tháng cho phòng tập 300m2 sẽ nằm trong khoảng 5-10 triệu
1.3.3 Chi phí điện, nước
Đây cũng là hạng mục quan trọng cần chú ý trong chi phí mở phòng tập gym. Bất kể quy mô phòng tập của bạn như thế nào, các loại thiết bị tập thể dục, điều hòa, đèn chiếu sáng,… cũng sẽ khiến bạn tốn rất nhiều tiền điện. Ngoài ra, tiền nước cho các hoạt động và sinh hoạt khác cũng là khoản bạn nên tính toán để tiết kiệm. Đối với phòng tập hoạt động với năng suất lớn, thì trung bình khoản chi phí này sẽ nằm trong khoảng 2-4 triệu 1 tháng.
1.3.4 Chi phí dự phòng hàng tháng
Đây là một trong những khoản chi phí bắt buộc đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đừng bao giờ cầm 1 đồng mà mang đi đầu tư hết cả 1,5 đồng. Bởi thế, bạn sẽ không có tiền phòng bị cho các chi phí bảo trì phòng tập, chi phí ước tính cần phải đủ để trả lương cho nhân viên, tiền điện nước, điều hòa và các hóa đơn khác. Ít nhất bạn phải bỏ ra khoảng 50-100 triệu là ít nhất đối với dạng mô hình phòng gym bình dân, hay 500 – 800 triệu với phòng gym cao cấp, hay thậm chí là cao hơn với phòng gym cao cấp.
2/ Mở phòng tập gym cần bao nhiêu tiền?
Khi bắt đầu mở một phòng tập gym, chắc chắn bạn sẽ quan tâm đến các chi phí như: Mặt bằng kinh doanh, dụng cụ tập luyện, thiết bị máy móc cố định, nhân sự, chi phí vận hành, truyền thông,… Nhưng trên hết chắc chắn chi phí để mở phong gym sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, nhóm khách hàng mà bạn mong muốn hướng đến.
2.1 Chi phí để mở một phòng tập gym bình dân
Phòng tập bình dân – vừa túi tiền là một mô hình dễ quản lý và vốn đầu tư thấp. Chính vì vậy, mô hình này được rất nhiều người kinh doanh ưa chuộng hiện nay. Thông thường, số vốn có khả năng mở phòng tập là từ 100 triệu đến 500 triệu tùy khu vực.
Loại phòng tập này thường được sử dụng và có diện tích khoảng 100 đến 250 mét vuông. Phòng tập bình dân tập trung vào đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân,…
Dựa vào các chi phí về thiết bị, nội thất, quản lý, nhân sự,… nêu trên thì tổng chi phí mở phòng gym bình dân sẽ bao gồm :
- Chi phí xin giấy phép kinh doanh (1tr) + Chi phí thiết kế nội thất (15tr) + chi phí dụng cụ máy tập (200tr) + chi phí thuê mặt bằng (20tr) + chi phí nhân sự (10tr) + chi phí bảo trì (10tr) + chi phí điện nước (10tr)+ chi phí dự phòng (10tr): khoảng 250.000.000đ – 300.000.000đ
2.2 Chi phí mở phòng tập gym tầm trung
Theo tính toán của đơn vị lắp đặt phòng tập gym chuyên nghiệp, một phòng tập tầm trung có vốn đầu tư từ 700-900 triệu cần diện tích sàn khoảng 250-400 mét vuông là hợp lý nhất đối với những khách hàng đang có thu nhập ổn định.
Trang thiết bị phòng tập được đầu tư chất lượng, phòng tập được bổ sung thêm một số tiện ích như: phòng xông hơi, phòng tắm, tủ đồ v.v. Theo cách các chi phí liệt kê ở phần 1, thì tổng chi phí mở phòng gym trung cấp bao gồm:
- Chi phí xin giấy phép kinh doanh (1tr) + Chi phí thiết kế nội thất (30tr) + chi phí dụng cụ máy tập (500tr) + chi phí thuê mặt bằng (20tr) + chi phí nhân sự (50tr) + chi phí quảng cáo (30tr) + chi phí bảo trì (20tr) + chi phí điện nước (20tr)+ chi phí dự phòng (100tr): khoảng 750.000.000đ – 800.000.000đ
2.3 Chi phí mở phòng tập gym cao cấp
Vốn đầu tư của các phòng tập cao cấp khá cao (trên 2 tỷ đồng), diện tích các phòng tập cao cấp từ 600 mét vuông đến 1.000 mét vuông. Những phòng tập như vậy thường có ở các chung cư cao cấp hoặc các trung tâm thể thao lớn.
Trang bị các thiết bị, dụng cụ thể dục cao cấp, tập trung vào các dịch vụ tiện ích hạng A như phòng tắm, xông hơi, bể bơi, bãi đậu xe rộng rãi, tủ đựng đồ, khăn tắm, nước uống, khu vực nghỉ ngơi cao cấp,… Các khoản phí phải chi trả khi thiết kế phòng gym cao cấp ở phần 1, tổng kết lại cho chi phí mở phòng tập cao cấp sẽ bao gồm:
- Chi phí xin giấy phép kinh doanh (1tr) + Chi phí thiết kế nội thất (300tr) + chi phí dụng cụ máy tập (1,5 tỷ) + chi phí thuê mặt bằng (100tr) + chi phí nhân sự (100tr) + chi phí quảng cáo (50tr) + chi phí bảo trì (50tr) + chi phí điện nước (100tr)+ chi phí dự phòng (200tr): khoảng 2.400.000.000đ
3/ Kinh doanh phòng gym bao giờ lấy lại vốn
Đặc thù của ngành Fitness đó chính là các học viên sẽ không bao giờ luyện tập trong một khoảng thời gian cố định nào cả. Thông thường khách hàng sẽ tới phòng tập vào 5 giờ đến 9 giờ sáng hay 15 giờ đến 20 giờ tối. Vậy còn những khoảng thời gian còn lại thì sao? Đừng bỏ phí nhé, bởi lợi nhuận chắc chắn sẽ phát sinh vào những thời điểm như này. Cho nên, muốn biết việc kinh doanh phòng gym sau bao lâu sẽ thu hồi được vốn thì đầu tiên sẽ xác định xem nguồn thu trong hoạt động kinh doanh chi tiết gồm những khoản nào? Cùng Impulse liệt kê chi tiết nhé!
+ Lệ phí tập luyện:
Nguồn doanh thu từ mô hình kinh doanh từ bình dân cho đến cao cấp thì tất cả đều phải phụ thuộc rất nhiều vào hạ tầng, chất lượng thiết bị, dịch vụ chăm sóc,… Với mỗi phân khúc khách hàng mục tiêu khác nhau, mỗi phòng tập sẽ phải xác định và đưa ra mức giá tập phù hợp. Sau đây là lệ phí tập luyện mà theo đánh giá thị trường và khảo sát mặt bằng chung, bạn có thể tham khảo:
- Mức giá bình dân: 240.000đ – 500.000đ; phòng tập sẽ duy trì khoảng 60 đến 90 học viên 1 tháng: Doanh thu sẽ nằm trong khoảng 50 triệu đến 80 triệu 1 tháng.
- Mức giá trung cấp: 500.000đ – 1.300.000đ; số lượng học viên tối thiểu phải trên 100 học viên 1 tháng. Doanh thu sẽ dao động từ 150 triệu đến 400 triệu 1 tháng
- Mức giá cao cấp: 1.400.000đ – 3.000.000đ, tùy vào các dịch vụ cao cấp đi kèm. Số lượng học viên nên duy trì trên dưới 100 học viên. Lợi nhuận thu về từ 700 triệu đến 1,8 tỷ trong 1 tháng
+ Dịch vụ huấn luyện viên:
Để có được kết quả tốt hơn trong quá trình tập luyện, nhiều người cần tìm một huấn luyện viên hay còn gọi là PT để hỗ trợ. Vì vậy, hầu hết các phòng tập hiện nay đều có chiến lược thuê PT chuyên nghiệp để thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt là các phòng tập cao cấp. Các gói đào tạo do người hướng dẫn hỗ trợ sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Thông thường, học sinh đến với PT chủ yếu để tăng cân, giảm cân hoặc điều trị. Mức phí này liên quan đến thời gian, số lượng khóa đào tạo và thông thường mức giá trung bình dao động khoảng 15 đến 30 triệu đồng/khóa tập. Khóa tập chuyên sâu sẽ kéo dài ít nhất là 2 tháng. Trung bình mỗi phòng gym nên duy trì tối thiểu 20-25 khách hàng cho dịch vụ này. Tất nhiên, đây là một lợi ích lớn mà bạn không nên bỏ qua khi kinh doanh phòng gym
+ Bán phụ kiện
Để quá trình luyện tập đạt kết quả tốt nhất, mỗi học viên cần được trang bị đầy đủ các phụ kiện cần thiết, đặc biệt khi sử dụng các loại máy được thiết kế đặc biệt có thể gây nguy hiểm. Sử dụng loại này có bán thêm các phụ kiện hỗ trợ giúp học viên tránh được những tai nạn không đáng có trong quá trình thực hành. Ngoài ra, thiết bị phù hợp cũng khó tìm kiếm trên thị trường nên hầu hết khách hàng sẽ mua trực tiếp tại phòng tập. Vì vậy, các doanh nghiệp nên nhập thêm: thắt lưng, găng tay, khăn lau,… để bán. Giá của những sản phẩm này thường dao động từ hàng chục đến hàng trăm nghìn đồng cho mỗi sản phẩm. Lợi nhuận thu về trung bình khoảng 20 – 35 triệu cho lĩnh vực kinh doanh này.
+ Bán nước và đồ ăn
Điều rất quan trọng là giữ cho cơ thể bạn đủ nước và dinh dưỡng trong quá trình tập luyện. Một số người không có thời gian để ăn trước khi đến phòng tập thể dục, dẫn đến kết quả kém tối ưu. Vì vậy, việc bán thêm nước và đồ ăn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là điều hoàn toàn hợp lý nên hầu như các phòng tập đều có chương trình liên quan đến sản phẩm này.
Nước uống thường có giá 10.000 – 20.000 đồng một chai, còn các loại thức ăn giàu đạm, năng lượng để bổ sung cho quá trình tập luyện có giá trung bình 30.000 – 50.000 đồng. Do đó, lợi nhuận khi mở phòng tập có thể lên tới 50-100 triệu đồng mỗi tháng.
+ Kinh doanh các loại thực phẩm chức năng
Một mặt hàng khác mà bạn có thể đầu tư khi kinh doanh phòng gym là kinh doanh thực phẩm chức năng. Thông thường là các sản phẩm hỗ trợ tăng cân, giảm cân, tăng cơ… Việc kinh doanh này cũng có thể thu về hàng chục, hàng trăm triệu nhờ lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng tốt từ các nhà phân phối uy tín trên thị trường.
Với một chiến dịch kinh doanh nhạy bén, chắn bạn sẽ thu hồi vốn rất nhanh chóng trong thời gian ngắn. Theo những dẫn chứng nêu trên, thì thời gian hoàn vốn sẽ nằm trong khoảng 2-3 tháng. Chi tiết hơn:
Dựa vào công thức sau đề xác định thời gian hoàn vốn:
(Chi phí đầu tư ban đầu + chi phí cố định) / (Thu nhập ròng trong năm)
- Phòng tập bình dân:
(250.000.000 + 30.000.000) / [(60.000.000-12.000.000)*12] = 0,45
=> Phòng gym bình dân sẽ hoàn vốn trong vòng gần nửa năm (5 tháng).
- Phòng tập trung cấp:
(750.000.000 + 60.000.000) / [(300.000.000 – 50.000.000)*12] = 0.29
=> Phòng gym trung cấp sẽ hoàn vốn trong khoảng hơn 3 tháng.
- Phòng gym cao cấp:
(2.400.000.000 + 100.000.000) / [(1.100.000.000 – 150.000.000)*12] = 0.24
=> Phòng gym cao cấp sẽ hoàn vốn trong khoảng gần 3 tháng hoạt động
(Trên đây là những con số tổng quan, chỉ có thể tham khảo)
4/ Những lưu ý để kinh doanh phòng gym hiệu quả
Kinh doanh phòng gym luôn đòi hỏi những chiến lược thông minh để kinh doanh có lãi. Với những khoản chi phí đầu ra đầu vào mà chúng tôi tổng hợp phía trên, chắc chắn sẽ giúp bạn hình dung được phần nào về tất cả chi phí cần thiết để mở được một phòng gym từ bình dân cho đến hiện đại. Sau đây hãy cùng Impulse tổng hợp lại những lưu ý cần thiết để có thể kinh doanh phòng gym hiệu quả nhất:
+ Xác định chính xác nguồn vốn cần thiết để đầu tư, bạn phải hạch toán xem về khả năng tài chính của mình có thể chi trả là bao nhiêu từ đó mới có thể xác định được loại hình kinh doanh phòng gym của mình.
+ Thông minh trong việc lựa chọn vị trí phòng tập: Để kinh doanh thuận tiện thì thiên thời – địa lợi – nhân hòa là yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút nhiều tiềm năng.
+ Lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mục tiêu: việc xác định đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong công tác kinh doanh phù hợp. Nhớ hãy hiểu thật kỹ nhu cầu của họ là gì nhé!
+ Chọn máy móc thiết bị tập uy tín, chất lượng, vừa túi tiền: hãy nghiên cứu thật kỹ về các nhà cung cấp, sản xuất uy tín, đơn vị setup phòng gym phù hợp,… để tránh tình trạng phải bảo trì thiết bị thường xuyên, mua trái giá, không bảo hành đảm bảo, gây khó chịu cho người tập.
+ Thiết kế nội thất phòng tập phù hợp với các tiêu chí: Phù hợp với nguồn vốn cho phép, thiết kế theo phong cách phù hợp với tính cách khách hàn, thể hiện sự sáng tạo bắt mắt, bố trí khoa học, quan tâm đến yếu tố phong thủy,….
+ Đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên như: PT, tạp vụ, quản lý,…
+ Tăng cường hệ thống an ninh, bảo vệ xung quanh khu vực phòng tập, nhà xe,… với hệ thống giám sát bằng camera.
Kết luận
Impulse Fitness luôn đi đầu trong việc xây dựng phòng tập kinh doanh, bạn có thể giao phó ước mơ về phòng tập hoàn hảo cho hệ thống máy móc thực sự hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Chúng tôi sở hữu dịch vụ khách hàng tốt với chính sách giá và lợi thế về chi phí, ngoài ra Impulse cũng tư vấn giúp các doanh nghiệp kinh doanh Fitness hiệu quả, nhằm đạt mục tiêu thu hồi vốn nhanh chóng. Tất cả những gì bạn phải làm là lên ý tưởng và Impulse sẽ đồng hành và giúp bạn hiện thực hóa mong muốn của mình.
Để được tư vấn thêm về dịch vụ Setup phòng gym chuyên nghiệp đến từ IMPULSE FITNESS, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0906.864.479