Chi phí mở phòng gym cần bao nhiêu tiền để kinh doanh hiệu quả?

Mở phòng gym hiện nay đang là xu hướng kinh doanh rất hot, mang lại cơ hội làm giàu nhanh chóng nhờ phục vụ cho thị trường lớn. Tuy nhiên khi bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh, nhiều người bối rối trước bài toán tài chính cụ thể. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại chi phí mở phòng gym cũng như mức độ quan trọng của từng hạng mục trước khi tự tay thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị setup, bài viết sau đây sẽ đề cập tới 7 loại chi phí tối quan trọng khi mở một phòng gym.

MỤC LỤC

1. Các loại chi phí mở phòng gym vốn ít lời nhiều

1.1 Chi phí mặt bằng 

Lựa chọn vị trí thuê mặt bằng là điều tối quan trọng trong việc mở 1 phòng tập gym. Chi phí thuê mặt bằng chiếm tỷ lệ vô cùng cao trong với số vốn mà bạn đang có. 

Chi phí mặt bằng gồm có:

  • Chi phí cố định: tiền đặt cọc + tiền thuê trả theo đợt
  • Chi phí sửa chữa: tiền thiết kế, tiền sửa chữa và trang trí

Ước tính trung bình hiện nay, 1 phòng gym có diện tích từ 60 – 80m2, chi phí thuê sẽ khoảng 10 – 25 triệu 1 tháng và có thể thay đổi theo xu hướng và địa điểm.

Chọn đúng vị trí, đánh trúng phân khúc khách hàng của địa điểm đó, sẽ giúp bạn sản sinh ra nhiều khách hàng tiềm năng trong hiện tại và cả tương lai, bên cạnh đó sẽ giúp việc tiếp cận dài hạn trong suốt thời gian dài.

Bạn lên ngân sách dự tính cho từng hạng mục này, sau đó cộng tổng để ra con số cần chuẩn bị cho mặt bằng. Nhiều khi, chi phí cho hạ tầng, mặt bằng mới là khoản chi phí tốn kém nhất chứ không phải là chi phí cho dụng cụ, máy tập như nhiều người vẫn nghĩ.

Trước khi đưa ra quyết định, bạn cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trên nhiều địa điểm. Hãy suy nghĩ rõ ràng về các thành viên phòng tập tiềm năng của bạn và những gì sẽ phù hợp với họ.

1.2 Chi phí nội thất, trang thiết bị, máy móc và phần mềm quản lý

chi phí mở phòng gym

 

Cùng như địa điểm kinh doanh, lựa chọn thiết bị phòng tập cũng có rất nhiều phân khúc giá khác nhau, vì thể xác định rõ mức đầu tư của bạn đang ở hạn mức trung bình hay cao cấp nhé!

Chi phí nội thất

Chi phí nội thất bao gồm quầy lễ tân, thảm, sàn, gương, hệ thống đèn điện, bàn ghế, tivi… Ngoài ra, còn cần có những vật dụng trang trí thêm cây xanh, chậu cảnh, một vài decor bắt mắt phù hợp với phòng cách thiết kế của phòng tập. 

chi phí mở phòng gym

Chi phí trang thiết bị, máy móc phòng tập

Đay là khoản chi phí đầu tư phải xem xét kỹ càng. Một cách tương đối, bạn lấy diện tích khu đặt máy tập gym đem nhân với hệ số như sau:

  • Máy tập bình dân: từ 1 – 2 triệu/m2
  • Máy tập trung cấp: từ 2 – 3 triệu/m2
  • Máy tập cao cấp: từ 5 triệu trở lên.

Nếu bạn muốn có đầy đủ máy móc: cả máy cardio (máy chạy bộ, đạp xe, máy rung…) thì con số ước tính thấp nhất là 2 triệu/m2.

Vd: bạn chọn đầu tư phòng tập bình dân, có diện tích kê máy rộng 200m2 thì chi phí cho máy móc sẽ ước tính như sau:

200m2 * 1 triệu đồng/m2 = 200 triệu đồng (chỉ có máy tập cơ, chưa có các máy cardio: máy chạy, đạp xe…)

200m2 * 2 triệu đồng/m2 = 400 triệu đồng (đã bao gồm máy tập cơ và cardio)

Có thể bạn hãy linh động săn lùng những máy tập thanh lý rẻ của các phòng Gym giải thể, giải pháp này rất nhiều rủi ro nên hãy có lựa chọn phù hợp nhé (khuyên bạn nên thuê các chuyên gia phù hợp trong mảng này)

Đầu tư chi phí cài đặt phần mềm quản lý

Phần mềm giúp lưu trữ thông tin học viên cũng như các gói tập, ngày đăng ký, hạn đăng ký..không tốn thời gian kiểm tra thông tin học viên, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian.

Dễ dàng kinh doanh mặt hàng khác như nước, quần áo, giày dép, thực phẩm chức năng… thì phần mềm vẫn hỗ trợ lưu trữ thông tin bán hàng, tồn kho và doanh thu bán theo ngày.

Quản lý và kiểm soát ra vào bằng nhiều cách thức khác nhau, thuận tiện cho việc kiểm tra nhân viên, học viên.

Vì thế đừng quên trích một phần chi phí để đầu tư cho 1 phần mềm quản chất lượng nhất nhé.

>>> Xem thêm: Thủ tục cần thiết để đăng ký giấy phép kinh doanh phòng gym mọi nhà đầu tư cần biết

1.3 Chi phí nhân sự

chi phí nhân sự khi mở phòng gym

Khoản chi phí hàng tháng dành cho nhân sự tuy không phải là khoản chi phí cố định nhưng cũng chiếm không nhỏ trong bài toán tài chính của các nhà đầu tư. Để có thể đưa ra được khoản kinh phí chính xác cho hạng mục này, bạn sẽ cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Bạn cần nhân viên ở những bộ phận nào?
  • Công việc của nhân viên từng bộ phận là gì?
  • Mức lương cứng cố định mỗi tháng là bao nhiêu?
  • Mức thưởng doanh số cần thiết hay không? Nếu có thì tính toán như thế nào?

Nhân viên của bạn sẽ giúp bạn điều hành doanh nghiệp của mình. Với phòng gym mới mở, quy mô nhỏ, khoản chi phí này có thể không cao. Khoản chi phí này sẽ tăng lên theo sự phát triển của phòng tập.

Kinh doanh phòng tập gym với quy mô lớn, bạn nên tuyển các vị trí như bảo vệ trông xe, quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên đứng quầy và đặc biệt là huấn luyện viên cho khách. Chất lượng nhân sự tốt sẽ kéo theo phòng tập được vận hành trơn tru, hiệu quả.

Chi phí này sẽ chi theo tháng và tổng chi phí có thể chỉ từ vài triệu đến cả trăm triệu mỗi tháng phụ thuộc vào quy mô phòng tập của bạn cùng số lượng nhân viên, cách sắp xếp công việc của bạn. Với phòng tập bình dân thì con số này chỉ vài triệu.

1.4 Chi phí đầu tư quảng cáo

Một loại chi phí khi mở phòng tập thể hình đó là chi phí quảng cáo. Để được nhiều người biết đến ta phải quảng bá marketing rộng rãi bằng nhiều cách như quảng cáo, viết bài truyền thông, website… hay có thể thuê các KOL lớn trong mảng Fitness quảng bá cho phòng tập gym của bạn được nhiều người biết đến hơn.

Quảng cáo là hoạt động định vị thương hiệu trong lòng khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

1.5 Chi phí hàng tháng điện nước

chi phí điện nước khi mở phòng gym

Các chi phí điện nước hàng tháng là một nhu cầu thiết yếu hàng ngày, điện nước  sinh hoạt, điện máy sử dụng. Nếu hàng tháng tính ra hóa đơn tiền điện chi phí cũng sẽ là khá lớn. Và muốn tiết kiệm tiền điện bạn có thể tắt những thiết bị không thực sự cần thiết khi không sử dụng.

1.6 Chi phí bảo dưỡng, bảo trì

chi phí cải tạo khi mở phòng gym

Nếu muốn khách hàng gắn bó lâu dài với phòng tập thì bạn nên lưu tâm tới công tác bảo dưỡng, bảo trì phòng tập.

Việc vệ sinh máy móc thì nên làm liên tục, hàng ngày nếu có thể hoặc ít nhất là hàng tuần. Máy móc sạch sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng.

Bạn nên trang bị bộ dụng cụ cần thiết để chăm sóc cho máy tập của mình. Đây chính là “những nhân viên cần mẫn” nhất mà bạn có được, hãy chăm sóc họ

Chi phí dành cho việc bảo dưỡng này khá thấp, không đáng kể nếu bạn có thể tự làm được. Đây là hạng mục nhỏ nhưng lại là một khâu khá quan trọng trong việc kinh doanh phòng gym của bạn.

1.7 Chi phí dự phòng 

Đây là một trong những khoản bắt buộc phải có sẵn của bất cứ doanh nghiệp nào. Kể cả phòng gym. Đừng bao giờ có 1 đồng mà chăm chăm đi đầu tư hết cả 1,5 đồng. Vì như vậy, bạn sẽ không còn đồng nào để duy trì phòng tập sau khi xây dựng xong. 

Khoản chi phí dự trù cần phải đủ để chi trả cho lương nhân viên, tiền điện nước, điều hòa, phí phát sinh. Ít cũng phải để lại khoảng 50 – 100 triệu với các phòng gym tập gym giá rẻ.

>>> Xem ngay: Kinh nghiệm mở phòng tập gym giúp đem lại doanh thu cực khủng 

2. Vậy mở phòng gym cần bao nhiêu tiền?

Để trả lời cho câu hỏi “mở phòng gym cần bao nhiêu vốn” là điều rất khó tính toán. Vì chi phí mở phòng tập gym ban đầu sẽ biến thiên liên tục do nhiều yếu tố tác động. Tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, cơ sở và loại phòng tập mà bạn dự định ra mắt. Chi phí mở phòng gym có thể dao động trung bình từ 200 triệu đến 600 triệu. Các phòng tập fitness cao cấp có thể có vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng. 

Vì thế, kinh phí mở phòng có thể vượt quá khoảng giá trên. Lưu ý rằng hầu như chúng ta không thể đưa ra ước tính hoàn toàn chính xác xác định cho tất cả các phòng tập gym – fitness. Vậy vậy rất khó để tư vấn vốn mở tập phòng gym chính xác. Nó sẽ tùy thuộc vào hướng kinh doanh và ngân sách có thể có để đầu tư kinh doanh phòng thể hình. 

Hãy lập một kế hoạch tài chính cho dự án của bạn, phải thành chắc chắn 100% chỉ số  thành công. Đặc biệt phải dự phòng chi phí quản lý doanh nghiệp của bạn lâu dài. 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí phòng gym

Với mức vốn trung bình mở phòng gym là 200 triệu đến 600 triệu để có 1 phòng gym đúng chuẩn, nhưng đây là mức giá rất chung và chưa hoàn toàn chính xác. Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí chi trả cho một phòng tập mới thì rất nhiều nguyên nhân phát sinh, như là:

  • Các chi phí phía trên bị chiết khấu sai do thống kê giá chưa đúng
  • Ảnh hưởng từ thị trường bên ngoài – vật giá leo thang – biến động không ngừng
  • Ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, môi trường, chính sách,… Ví dụ: Tình trang Covid hiện nay, việc dãn cách xã hội làm cho việc bắt đầu mở 1 phòng gym là điều không thể
  • Vốn không đủ, đầu tư dở dang dẫn đến phá sản 

Và bản chất chi phí để mở một phòng gym được chia ra rất nhiều loại chi phí. Chẳng hạn như phòng tập gym chuyên nghiệp, phòng tập gym tại nhà, và nhiều hơn nữa. Các phương pháp đầu tư khác nhau, tất nhiên, giá cả không giống nhau. Nếu bạn muốn mở một phòng tập nhỏ, trước tiên bạn phải làm một cuộc khảo sát thị trường. Đây là biện pháp phòng ngừa cơ bản để kinh doanh trong ngành dịch vụ.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp 7 loại chi phí mở phòng gym cần phải có để hoạt động gồm các chi phí cố định đầu tư ngay từ ban đầu và chi phí hàng tháng mà bạn sẽ phải tính toán khi có ý định mở một phòng gym. Để có những giải pháp tối ưu trong kinh doanh ngay từ ban đầu, bạn hãy cân nhắc lên kế hoạch thật chi tiết và hơn hết là nên tìm đến một đơn vị setup phòng tập chuyên nghiệp kiêm vai trò cung cấp thiết bị như Impulse Fitness để được tư vấn và mua thiết bị với mức giá tốt nhất.

__________________  

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các Startup sẽ có cách ập kế hoạch tài chính tốt nhất cho dự án phòng GYM. Impulse sẽ đưa giải pháp tư vấn-thiết kế setup phòng gym từ A đến Z với chi phí phù hợp dựa theo nguồn vốn bạn đang có. Liên hệ hotline 0906 864 479 để được tư vấn cụ thể!

>>> THAM KHẢO NGAY: Dịch vụ thiết kế phòng gym chuyên nghiệp tại nhà từ A – Z 

Bài viết có liên quan
0906785565