Chấn thương đầu gối khi chạy bộ rất thường gặp. Vì thế cần có cách phòng tránh để hạn chế rủi ro, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng tập luyện. Hãy cùng Impulse Fitness tìm hiểu cách để phòng tránh chấn thương đầu gối khi chạy bộ.
MỤC LỤC
1/ Các loại chấn thương đầu gối khi chạy bộ
Có rất nhiều loại chấn thương đầu gối khi chạy bộ. Mỗi một loại chấn thương sẽ có phác đồ điều trị phù hợp sao cho hiệu quả.
Khi chạy bộ, đầu gối là bộ phận chịu nhiều lực tác động, dễ chịu nhiều thương tổn. Ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cũng dễ gặp phải chấn thương đầu gối. Với các trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, những chấn thương ở đầu gối do chạy bộ gây ra thường tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Xem thêm: 7 sai lầm thường gặp khi chạy bộ ảnh hưởng đến sức khỏe
Gãy xương kín
Khớp gối cấu tạo từ 3 đoạn xương là xương đùi, xương bánh chè và xương chày. Cả 3 đoạn xương này được hoạt động nhịp nhàng sẽ tránh những rủi ro. Tuy nhiên, vì chạy quá sức hoặc gặp phải chướng ngại vật, cả 3 đoạn xương đều có khả năng đứt gãy.
Theo các bác sĩ, tỉ lệ gãy xương kín ở xương bánh chè nhiều hơn các đoạn xương còn lại. Vì thế cần có cách phòng tránh để hạn chế rủi ro này.
Bạn nên tham khảo các loại máy chạy bộ tại nhà, sẽ giảm thiểu được tỷ lệ chấn thương khi chạy bộ trên đường, ưu điểm của máy chạy bộ là không cần không gian quá rộng và có thể tiết kiệm thời gian cho những người quá bận rộn.
Chấn thương dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước được làm nhiệm vụ giữ cho xương chày không trượt ra phía trước xương đùi góp phần tạo sự ổn định cho khớp gối.
Tình trạng chấn thương đầu gối khi chạy bộ này có thể chia làm 3 cấp độ
Cấp độ 1: giãn dây chằng do bị kéo căng quá mức cho phép
Cấp độ 2: Vết rách nhỏ hình thành ở dây chằng chéo trước
Cấp độ 3: Đứt dây chằng hoàn toàn
Chấn thương dây chằng thường xảy ra khi bạn đang chạy với tốc độ bình thường thì đột ngột chuyển tốc độ.
Chấn thương dây chằng chéo sau
Dây chằng chéo sau nằm phía sau khớp gối có chức năng tạo sự liên kết ổn định cấu trúc đầu gối, ngăn xương chày không trượt ra phía sau quá xa.
Chấn thương đầu gối khi chạy bộ này liên quan đến tình trạng va chạm mạnh khi đầu gối ở tư thế uốn cong. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn hoặc té ngã.
Trật khớp gối
Trật khớp gối cũng là dạng chấn thương đầu gối khi chạy bộ khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi xương đùi và xương chày trượt khỏi vị trí ban đầu. Cấu trúc khớp gối bị biến dạng do va chạm mạnh là chủ yếu hoặc một số rủi ro trong quá trình chạy.
Rách sụn chêm khớp gối
Một loại chấn thương đầu gối khi chạy bộ được nhắc tới là rách sụn chêm khớp gối. Bộ phận này chịu trách nhiệm bảo vệ đầu xương chày và xương đùi không cọ xát khi vận động. Rách sụn chêm khá nguy hiểm vì có thể liên quan trực tiếp đến quá trình vận động trong thời gian tiếp theo của người tập luyện. Tình trạng này nếu không được cải thiện sẽ gây ra thoái hóa khớp gối.
Hội chứng dải chậu chày
Một chấn thương đầu gối khi chạy bộ cần được chú ý chính là hội chứng dải chậu chày. Chấn thương gây ra do động tác co duỗi đầu gối được lặp đi lặp lại kéo dài. Những người thường chạy cự ly dài là đối tượng dễ bị hội chứng dải chậu chày.
2/ Các phương pháp điều trị chấn thương đầu gối khi chạy bộ
Với những trường hợp chấn thương đầu gối bạn có thể lắng nghe cơ thể. Tùy vào tình trạng chấn thương để có cách điều trị phù hợp.
Tự khắc phục tại nhà
Với những chấn thương đầu gối ở dạng nhẹ, bạn có thể khắc phục tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, băng bó, chườm lạnh… Dần dần, cơ thể sẽ điều chỉnh và tự chữa lành theo thời gian. Tuy nhiên, nếu diễn biến chấn thương nghiêm trọng, bạn cần biết những cách phù hợp để hỗ trợ khắc phục tình trạng một cách hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm đau
Khi chấn thương đầu gối gây ra đau nhức, viêm sưng, có thể dùng thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi sử dụng thuốc giảm đau vì trên thực tế, thuốc chỉ giảm đau, không khắc phục được nguyên nhân. Tác dụng của thuốc cũng chỉ trong một thời gian ngắn. Vì thế không nên lạm dụng gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận…
Phẫu thuật
Với những trường hợp chấn thương đầu gối khi chạy bộ ở mức nghiêm trọng, các cơn đau và sưng không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị kịp thời để tránh nhiễm trùng cũng như tổn thương dây thần kinh….
Các bác sĩ thường đưa ra giải pháp phẫu thuật trong một số trường hợp chấn thương đầu gối như: dây chằng đứt hoàn toàn, gãy xương, không đáp ứng quá trình điều trị trước đó, lớp sụn khớp đầu gối bị bào mòn nghiêm trọng….
3/ Phòng ngừa chấn thương đầu gối khi chạy bộ bằng cách nào
Bất kỳ chấn thương nào gây ra trong quá trình chạy bộ đều mang đến rất nhiều bất lợi cho người tập. Vì thế, chấn thương luôn được xem là biến cố ngoài ý muốn. Tuy vậy, vẫn cần người tập luyện duy trì những thói quen tốt để hạn chế rủi ro cho đầu gối:
– Trang bị đồ bảo hộ đúng quy định, có thể đeo bảo hộ đầu gối khi chạy bộ.
– Chạy đúng tốc độ phù hợp với thể trạng.
– Quan sát cẩn thận trên đường chạy.
– Cân nhắc, điều chỉnh cường độ tập luyện
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là bổ sung các chất tốt cho xương khớp.
– Uống đủ nước trong quá trình tập luyện.
– Đừng quên khởi động nhẹ nhàng, giãn cơ trước khi chạy và chạy chậm lại, đi bộ trước khi dừng bài tập chạy của mình.
Với những người chấn thương đầu gối khi chạy bộ ở dạng nhẹ, Impulse Fitness khuyên bạn có thể tập luyện trên máy chạy một cách nhẹ nhàng để giữ thể lực tốt và nhanh chóng giúp đầu gối khắc phục được tình trạng chấn thương.
– Lên máy chạy, để độ dốc từ 4% – 8% và có thể tăng lên trên 8% khi thấy cơ thể dần khỏe lại, khớp gối trở nên linh hoạt hơn.
– Chạy nhẹ nhàng không cần nhanh khoảng 40 phút ở vùng zone 2.
– Khi chạy dốc trên máy, chân chủ yếu chịu lực ở bắp thay vì gối. Vì thế, đây cũng chính là cách chạy để giúp bắp chân rắn chắc, cơ thể khỏe mạnh.
Với nhiều năm kinh nghiệm setup phòng gym, Impulse Fitness tự hào khi tạo nên những môi trường tập an toàn, thu hút học viên nhằm tăng doanh thu và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Nếu bạn mong muốn tránh được những chấn thương đầu gối khi chạy bộ, hãy chạy an toàn với phòng tập chất lượng cao. Với các chủ doanh nghiệp cũng cần setup phòng gym tốt nhất với máy tập chất lượng, sàn tập đảm bảo cũng như không gian tập mang lại nhiều cảm hứng tạo sự thoải mái cho người tập hoàn thành bài nâng cao sức khỏe, an toàn trong suốt quá trình tập luyện.