Khi chuẩn bị kinh doanh bất kỳ loại hình gì đều cần có giấy phép, làm thủ tục. Vì thế, mở phòng gym cần thủ tục gì là vấn đề được các chủ đầu tư quan tâm khi bắt đầu có ý định kinh doanh. Khi chuẩn bị mở phòng gym, cần tìm hiểu về các thủ tục cũng như giấy phép kinh doanh để lên kế hoạch thực hiện một cách cụ thể. Điều này vô cùng quan trọng bởi nhiều người chưa hiểu rõ luật, tự ý mở phòng gym và kinh doanh sẽ gặp nhiều trở ngại trong quá trình vận hành. Hãy nắm rõ luật và tìm hiểu, thực hiện đầy đủ thủ tục, chuẩn bị đủ các loại giấy phép để việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi.
MỤC LỤC
1/ Giấy phép đăng ký kinh doanh
Khi mở phòng gym, thủ tục cần có đầu tiên chắc chắn là giấy đăng ký kinh doanh. Đây được xem là điều kiện quan trọng nhất. Bạn có thể chủ động đăng ký giấy phép kinh doanh. Vì thủ tục mở phòng gym cần có bằng huấn luyện viên với chứng chỉ huấn luyện thể hình nên bạn có thể tự đi học hoặc thuê đội ngũ huấn luyện có sẵn chứng chỉ hành nghề thể hình.
Có hai hình thức đăng ký kinh doanh phòng gym là hộ cá thể và doanh nghiệp.
– Đăng ký kinh doanh phòng tập gym hộ cá thể: Bạn đến phòng một cửa của UBND quận, huyện nơi tổ chức kinh doanh để đăng ký ngành nghề kinh doanh. Người đứng tên giấy phép kinh doanh phải có bằng huấn luyện viên, nêu không có thì nhờ người khác đứng tên.
– Đăng ký kinh doanh phòng tập hình thức doanh nghiệp: Đến Sở kế hoạch đầu tư của tỉnh, thành phố để đăng ký giấy phép kinh doanh. Hình thức này thường dành cho các phòng tập quy mô lớn.
Xem thêm: Thủ tục cần thiết để đăng ký giấy phép kinh doanh phòng gym mọi nhà đầu tư cần biết
2/ Bằng Huấn luyện viên
Nếu muốn mở phòng gym, bạn có thể tự mình học một khóa học để lấy chứng chỉ huấn luyện viên thể hình do Liên đoàn thể dục thể hình hoặc Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp.
Hiện nay, các khóa đào tạo được tổ chức khá thường xuyên với các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong ngành giảng dạy.
Bằng Huấn luyện viên để mở phòng gym là bằng do Liên đoàn Thể dục Thể thao cấp. Hiện nay có một số công ty tự cấp chứng chỉ nhưng chứng chỉ này không có giá trị pháp lý để mở phòng gym.
3/ Giấy phép đảm bảo an toàn thiết bị và PCCC
Mở phòng gym cần đảm bảo an toàn và có chứng chỉ phòng cháy chữa cháy do công an quận/ huyện nơi bạn mở phòng tập cấp.
Các thiết bị máy móc phòng tập thường có công suất cao, tiêu thụ lượng điện năng lớn nên thường dễ xảy ra tình trạng chập điện, cháy nổ. Vì thế, bạn sẽ cần lắp đặt an toàn mang đến sự an tâm cho người tập cũng như phòng ngừa rủi ro trong quá trình vận hành.
4/ Nội quy phòng tập
Phòng tập gym khi mở ra cần có nội quy. Đây là một yêu cầu bắt buộc và cần được treo tại vị trí dễ nhìn trong phòng tập. Nội quy phòng tập thiết thực và phù hợp sẽ giúp khách hàng nắm được các quy định của phòng và giúp chủ phòng gym quản lý tốt hơn. Bảng nội quy cần liệt kê đầy đủ các nội dung mà bạn thấy cần thiết phải nhắc với khách hàng. Nội dung đầy đủ, trình bày ngắn gọn, dễ nhìn, dễ nhớ.
5/ Vấn đề an toàn, tủ thuốc, dụng cụ y tế
Phòng tập gym mở ra cần đảm bảo an toàn cho người tập và có các dụng cụ sơ cứu khi người tập gặp chấn thương trong quá trình tập. Vì thế, cần có hộp cứu thương chuẩn bị sẵn, dụng cụ và thuốc trong hộp nên chứa các dụng cụ sơ cứu cơ bản, không quá sơ sài.
Phòng tập gym luôn phải có huấn luyện viên hướng dẫn tập trong bất cứ thời điểm nào. Người hướng dẫn tập phải có bằng cấp huấn luyện viên do Liên đoàn thể dục thể thao cấp.
Các dụng cụ trong phòng tập cần được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì định kỳ để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, phòng tập luôn được vệ sinh sạch sẽ để tạo sự dễ chịu, thoải mái cho người tập.
6/ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
Các điều kiện phía trên nếu đáp ứng đầy đủ, chủ phòng gym sẽ làm hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 10 Nghị định 106/2016/NĐ-CP:
Đơn đề nghị theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (có kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của nhân viên chuyên môn nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này).
Sau khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, chủ phòng gym cần chuẩn bị một số giấy tờ sau để Đăng ký kinh doanh:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
- Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên; cổ đông là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
- Một số giấy tờ khác liên quan.
Cuối cùng, nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong đó, chủ phòng gym nên cân nhắc giữa việc thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh để đảm bảo tốt nhất quyền lợi và lợi ích của mình.
Nếu bạn cần thiết kế phòng gym sao cho đẹp mắt và tối ưu chi phí cũng như dễ dàng thu hút khách hàng thì hãy đến với Impulse Fitness. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế phòng gym, chúng tôi luôn tự hào mang lại những giá trị tốt nhất đến tay khách hàng. Đội ngũ chuyên nghiệp, tay nghề cao, hệ thống vận chuyển và lắp đặt toàn quốc, phân phối sản phẩm phòng gym chính hãng.