8 bước lập kế hoạch kinh doanh phòng gym cho người mới bắt đầu

Ngành nghề kinh doanh nào cũng có cạnh tranh và rủi ro. Để giảm bớt rủi ro, gia tăng hiệu quả kinh doanh, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh phòng gym cụ thể nếu không muốn tiền của mình “không cánh mà bay” và thu về một sự chán nản to lớn!

MỤC LỤC

Tại sao cần xây dựng kế hoạch kinh doanh?

Kinh doanh phòng gym là ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận cực lớn mà cũng dễ khiến tất cả tiền bạc, công sức “bốc hơi” nhanh chóng: từ giai đoạn bắt đầu đã khó, việc xin giấy phép gây trở ngại, đi vào hoạt động mà không tạo sự thoải mái cho khách hàng cũng làm việc kinh doanh ngưng trệ, chi phí duy trì kinh doanh lớn,… 

Bạn cần có một kế hoạch đầy đủ, đúng đắn và phải thực hiện chính xác cho từng bước, bởi vì chỉ một sơ sẩy nhỏ, bạn đã phải ra ngoài cuộc đua. Kế hoạch kinh doanh phòng gym gồm 8 bước, bước nào cũng là cần thiết, không thể bỏ qua hoặc thực hiện sơ sài!

Tham khảo: Kinh nghiệm quản lý phòng gym

Bắt tay vào xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng gym

Sau khi tìm hiểu mọi tiềm năng kinh doanh cũng như sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh phòng gym, xác định được bản thân thật sự muốn kinh doanh phòng gym, thì hãy bắt tay ngay vào việc hoạch định một kế hoạch đúng đắn.

1/ Lên ý tưởng, phác thảo mô hình kinh doanh phòng gym

Hành động trước tiên trong chuỗi hành động, bạn cần phải lên một ý tưởng, một “khung sườn” trên giấy. Tất nhiên, đây chỉ là lý thuyết, khác xa với thực tế. Nhưng khi đã lên một loạt ý tưởng càng chi tiết càng tốt, bạn sẽ hiểu được mình cần làm gì trong tương lai để khi thật sự bắt đầu, bạn không bị bỡ ngỡ và cảm thấy nản lòng.

2/ Xác định mô hình phòng gym

Bạn nên xác định mình “có bao nhiêu tiền trong túi”: bạn phải có đủ tiền để có thể setup một phòng gym với các loại máy cơ bản nhất và tiền để sửa chữa, duy trì các máy móc ấy.

Dự trù khoản tiền tối thiểu mình phải bỏ ra, một khoản tiền mình có thể xoay xở khi gặp bất trắc. Sau khi xác định rõ số vốn, bạn có thể xác định mô hình kinh doanh phòng gym của mình, cũng có thể xác định được giá của gói tập cho các học viên khi đến với phòng gym của mình.

Xác định hướng đi cụ thể sẽ giúp bạn có một chiến lược đúng đắn, dài lâu và nhất quán sau này.

3/ Xác định cụ thể địa điểm kinh doanh

Đây là một bước quan trọng trong kế hoạch kinh doanh phòng gym bởi vì vị trí và mặt bằng phòng gym là điểm quan trọng nhất nhì để có thể kinh doanh hiệu quả. Sau khi xác định khoản vốn và mô hình phòng gym, bạn nên để ý tới:

  • Vị trí kinh doanh:

Địa điểm đặt phòng gym chính là yếu tố quyết định đến lượng khách hàng tới với phòng tập. Tốt nhất bạn nên thuê địa điểm ở gần mặt đường, gần khu dân cư, gần chợ, các trường Đại học hay các khu trung tâm thương mại. Ngoài lý do thuận tiện cho giao thông đi lại, thuận tiện lắp đặt máy móc, còn có thêm lý do là bạn có thể mở nhạc thoải mái không sợ ảnh hưởng đến cư dân xung quanh đồng thời có nơi để xe cho hội viên đến tập.

kế hoạch kinh doanh phòng gym

Một điểm cần đặc biệt lưu ý là phải có khu vệ sinh riêng thoải mái cho hội viên đến tập.

  • Diện tích mặt bằng:

Diện tích mặt bằng liên hệ mật thiết tới quy mô và số vốn kinh doanh. Nếu có một số vốn không lớn, bạn không nên thuê địa điểm quá lớn mà không thể lấp đầy máy tập. Muốn kinh doanh phân khúc khách hàng trung-cao cấp bạn phải có một mặt bằng đủ rộng để trang bị đầy đủ các loại máy móc hiện đại nhất và có thêm không gian cho những tiện ích như phòng thay quần áo, nơi để đồ, phòng tắm hơi,… 

Cần lưu ý 2 tip nhỏ sau:

  • Dù xác định không kinh doanh ở quy mô lớn, diện tích phòng tập không nên dưới 200 mét vuông
  • Diện tích phòng gym có là bao nhiêu cũng phải lưu ý tới cách bày trí nội thất, máy tập để khách hàng có không gian luyện tập thoải mái nhất.
  • Giá thuê mặt bằng:

Sau khi xác định được địa điểm và diện tích phòng gym, bạn cũng cần lưu ý giá thuê mặt bằng và những đối thủ đã có để tránh trường hợp cố gắng bỏ tiền thuê “chỗ đẹp” nhưng lại kinh doanh không hiệu quả, phải gánh chịu một khoản chi phí lớn còn chịu áp lực cạnh tranh trực tiếp và dễ dàng dẫn tới thua lỗ. 

4/ Tìm nhà cung cấp máy tập gym uy tín

Bạn phải tìm được nhà cung cấp máy tập gym uy tín với giá cả phải chăng để chi phí bỏ ra là thấp nhất nhưng vẫn có đầy đủ máy tập chất lượng cho phòng gym. Nếu không chọn đúng máy hoặc máy có công nghệ cũ, khách hàng sẽ cảm thấy chán, không muốn tập ở phòng gym của bạn. 

Thậm chí máy móc không đạt chất lượng sẽ mau bị hư hỏng, bạn phải tốn nhiều chi phí để duy trì hơn. Hãy đầu tư máy móc thật tốt ngay từ đầu để quá trình kinh doanh bạn gần như không phải tốn thêm chi phí nào nữa.

5/ Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh:

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, đây là điều bắt buộc phải nằm lòng nếu muốn kinh doanh hiệu quả. Thế nhưng nhiều chủ phòng gym đã bỏ qua mà cứ “đâm đầu” khai trương để rồi nhận “trái đắng”.

Bạn nên bỏ thời gian để nghiên cứu cụ thể về khu vực lân cận nơi mình mở phòng gym:

  • Mật độ dân cư và mức thu nhập của người dân
  • Thói quen tập thể dục thể thao
  • Giao thông đi lại có thuận tiện hay không
  • Những đối thủ đã, đang và sẽ có để cạnh tranh với bạn: họ làm được gì, thu hút học viên thế nào, hệ thống máy móc và phí tập như ra sao,…

Để có kế hoạch kinh doanh phòng gym đúng đắn và những phương án đối phó kịp thời.

6/ Thiết kế phòng gym đẹp mắt

Bạn cần phải tiêu chí nhất quán, đồng bộ cho cả phòng gym khi trang trí để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, tăng hứng thú luyện tập. 90% khách hàng mới đến một phòng gym lần đầu sẽ chấp nhận đăng kí hội viên nếu phòng gym có thiết kế ấn tượng. 

Ghi nhớ quy tắc: dẫu có trang trí thế nào vẫn phải đảm bảo đầy đủ máy tập và cảm giác thông thoáng cho phòng gym.

7/ Con người là cốt lõi của phòng gym:

Nhân viên và các HLV là những người khách hàng tiếp xúc đầu tiên và trực tiếp khi đến với phòng tập. Nhân viên với tác phong chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được lượng khách hàng trung thành. Điều quan trọng là khâu tuyển dụng của bạn: phải tìm được người phù hợp với bản thân bạn, với tiêu chí kinh doanh với phong thái chu đáo, khéo léo, ân cần với khách hàng.

Đừng quên các chính sách, các phúc lợi để giữ chân nhân viên, chế độ khen-phạt rõ ràng để thúc đẩy sự nhiệt tình của nhân viên

8/ Không được quên marketing cho phòng gym

Đây là bước mà hầu hết những người kinh doanh phòng gym khác bỏ quên. Vì thế, nếu nắm được phương pháp truyền thông đúng đắn cho phòng gym, bạn đã bước xa hơn đối thủ rồi. Marketing phòng gym cũng là chiếc “bình mới rượu cũ”, tạo hứng thú lâu dài cho khách hàng.

Các hoạt động marketing rất đơn giản: có thể là lập page facebook và chạy quảng cáo, phát tờ rơi để quảng bá phòng gym, xây dựng gói ưu đãi thu hút học viên mới, khuyến mãi cho những khách hàng cũ,…

Trên đây là 8 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng gym cho người muốn bắt tay mở phòng gym. Mỗi bước đều không khó nhưng không được bỏ qua bất kỳ bước nào thì công việc kinh doanh mới đạt kết quả tốt. Chúc bạn kinh doanh thành công.

Bài viết có liên quan
0906785565