Trong những năm cuối thế kỷ XVII, dòng điện được các nhà vật lý học chứng minh là có khả năng kích thích cơ bắp phát triển. Các xung lực từ các cực gắn trên da sẽ tác động đến cơ, gây nên những kích thích và phản xạ vô điều kiện. Những tác động này có khả năng phục hồi những tổn thương, đồng thời phát triển cơ bắp. Vậy trong tập luyện, EMS được ứng dụng như thế nào? Hiệu quả ra sao và những đối tượng nào nên cân nhắc khi tập luyện bằng phương pháp EMS.
1. Nguồn gốc của công nghệ EMS?
EMS (Electrical Muscle Stimulation) có nguồn gốc từ châu Âu và được sử dụng nhiều nhất tại Đức. Ban đầu, EMS được ứng dụng trong vật lý trị liệu. Theo đó, các bệnh nhân khuyết tật teo cơ được điều trị bằng phương pháp này. Cùng Impulse tìm hiểu về nguồn gốc của công nghệ EMS ngay dưới đây.
Tuy nhiên người ta phát hiện ra rằng, xung điện gây ra từ phương pháp điều trị bệnh này lại có những hiệu quả tích cực đối với quá trình rèn luyện thể lực và kích thích cơ bắp. Những vận động viên đầu tiên phát hiện và tập luyện bằng phương pháp EMS như một công cụ luyện tập đó là Usain Bolt và Bayern Munich FC. Sau đó có thể kể đến các siêu sao võ thuật hay các vận động viên chuyên nghiệp như Lý Tiểu Long Lee Haney hay Muhammad Ali đều đã áp dụng công nghệ này vào quá trình rèn luyện của mình.
Những nhà phân phối EMS công bố kết quả nếu bạn áp dụng EMS để luyện tập sau 20 phút có thể đạt hiệu quả tương đương với 3 tiếng tập theo các phương pháp truyền thống. Nếu kết quả thực sự đạt như điều đã công bố, đây chính là một giải pháp tuyệt vời dành cho những người bận rộn nhưng vẫn mong muốn đạt được những thành quả vượt trội trong quá trình rèn luyện thể chất.
2. Tập luyện với EMS như thế nào?
Đối với các bài tập truyền thống, thông thường mỗi bài tập rèn luyện cho một bộ phận sẽ cần khoảng 10 phút. Theo đó, toàn thân được tác động sẽ cần phải mất từ 45 phút đến 1 tiếng. Tuy nhiên nếu tập luyện bằng phương pháp EMS, chỉ cần khoảng 20 phút là gần như tất cả các nhóm cơ (kể cả cơ sâu) cũng sẽ được kích thích.
Những bài tập cường độ cao chính là “đối tượng” thích hợp nhất để ghép cặp với EMS. Tuy nhiên các bài tập gồm thể động luyện (dynamic) và tĩnh luyện (static) đều hoàn toàn có thể ứng dụng EMS.
Thiết bị hỗ trợ luyện tập này sẽ được kết nối với cơ thể thông qua một lớp tương tự như áo với các miếng đệm và có dây đai khóa dán chặt vào các vị trí. Khi này, điện cực được đặt trên khắp cơ thể tương ứng với vị trí từng nhóm cơ.
Các xung điện tần số thấp thông qua các điện cực được truyền vào cơ thể và kích thích tới các cơ bắp, đặc biệt là những vùng mà khi tập luyện thường bỏ sót. Cường độ xung điện và thời lượng được kiểm soát bởi một thiết bị cho phép từng nhóm cơ được tác động riêng rẽ. Bạn có thể điều chỉnh tăng mức xung điện tại vùng muốn tập trung để tăng hiệu quả.
Loại vải của thiết bị EMS là loại kháng khuẩn, thoáng khí và rất dễ làm sạch. Khi sử dụng thiết bị, huấn luyện viên sẽ giúp bạn làm quen và tập luyện với các động tác phù hợp. Xung điện bắt đầu nhẹ nhàng kích thích cơ bắp phát triển đồng thời với quá trình tập. Sau khi kết thúc, miếng điện cực sẽ hoạt động trên cơ chế như máy massage giúp cơ bắp thư giãn và trở về trạng thái bình thường.
Xem thêm: 5 “nguyên tắc vàng” trong phương pháp tăng cơ giảm mỡ hiệu quả cho nam
3. EMS không phù hợp với những ai?
Công nghệ EMS mang đến một luồng gió mới cho công cuộc rèn luyện thể lực. Phương pháp này thích hợp với những người có sức khỏe tốt hoặc không có vấn đề nào nghiêm trọng. Độ tuổi thích hợp sử dụng là từ người trẻ cho đến người lớn tuổi.
Tuy nhiên, có 3 nhóm đối tượng khuyến cáo là không nên áp dụng tập luyện bằng phương pháp EMS, gồm có:
Người sử dụng máy trợ tim: xung điện từ thiết bị EMS sẽ tác động đến hoạt động của máy.
Phụ nữ có thai: xung điện sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên giai đoạn sau sinh lại là ý tưởng tuyệt vời.
Bị nhiễm vi khuẩn, cảm – sốt: nên để cơ thể nghỉ ngơi thay vì kích thích tập luyện quá mức.
Xem thêm: Tất tần tật về thanh lọc cơ thể mà bạn cần biết
Ngoài ra, những người mắc các căn bệnh như tim mạch, ung thư, thần kinh, động kinh, tiểu đường, khối u, người cấy ghép nhân tạo,… trước khi áp dụng phương pháp tập luyện này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia.
Những tác động hiệu quả EMS mang lại đã được khoa học chứng minh và được đánh giá là một nấc thang mới cho ngành thể hình. Tất cả các nhóm cơ được tác động sâu và tập trung, nhờ vậy việc đốt cháy calo trở nên nhanh chóng hơn, đồng thời làm vùng da giảm cân trở nên săn chắc, ngăn ngừa và phục hồi chấn thương, đặc biệt tại vùng lưng, căng cơ và thoát vị đĩa đệm. Đã đến lúc công nghệ nên được áp dụng để can thiệp sâu hơn vào quá trình rèn luyện để thúc đẩy hiệu quả, tiết kiệm thời gian.