6 kinh nghiệm quản lý phòng gym giúp thay đổi doanh số phòng tập của bạn

Quản lý phòng gym hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn gặt hái được thành công trong lĩnh vực thể hình. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm quản lý phòng gym cũng như chưa nắm được khả năng quản lý, đừng bỏ qua 6 lưu ý quan trọng sau đây.

1/ Khách hàng là trung tâm của dịch vụ

Không chỉ riêng ngành thể hình mà gần như mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung đều luôn cần đặt khách hàng là trung tâm. Nếu bạn không suy nghĩ đến lợi ích của khách hàng trước khi nghĩ đến doanh thu cho phòng gym thì chắc chắn không thể kinh doanh hiệu quả . Lý do là bởi khách hàng là người trực tiếp mang đến doanh thu cho phòng gym nên để có thể phát triển lâu dài, người đầu tư cần phải áp dụng nguyên tắc này đầu tiên.

Một vài nguyên tắc mà quản lý phòng gym nên nắm bắt là:

  • Đảm bảo chất lượng dịch vụ (gồm thiết bị, máy móc, con người) luôn tốt nhất.
  • Xây dựng văn hóa giao tiếp với khách hàng.
  • Luôn lắng nghe ý kiến phản hồi và cải thiện dịch vụ làm hài lòng khách hàng.
  • Ứng xử đúng mực và đưa ra cách giải quyết hợp lý khi xảy ra khiếu nại nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

2/ Quản lý nhân sự

Mỗi nhân viên là một người đại diện cho dịch vụ và cho chính phòng gym của bạn nên đây cũng là yếu tố then chốt mà mỗi người quản lý cần quan tâm đúng mức. Sở hữu những nhân viên làm việc có tránh nhiệm, tận tâm và chu đáo sẽ giúp việc quản lý dễ dàng và phòng gym phát triển thuận lợi hơn.

kinh nghiệm quản lý phòng gym

Một vài kinh nghiệm quản lý nhân sự phòng gym bạn có thể tham khảo:

  • Chế độ lương, thưởng công bằng và phù hợp với năng lực.
  • Xây dựng văn hóa làm việc, các quy tắc riêng thống nhất trong từng bộ phận.
  • Có bảng công việc và phân công trách nhiệm rõ ràng.
  • Xây dựng môi trường làm việc năng động, trẻ trung và đoàn kết.

3/ Quản lý dòng tiền trong phòng gym

Tất cả các khoản thu chi mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng tại phòng gym đều cần được quản lý một cách hiệu quả. Người quản lý cần phải nắm rõ từng hạng mục thu chi, quản lý chặt chẽ và xem kỹ các báo cáo doanh số sau mỗi ngày làm việc.

4/ Chú trọng đến quảng cáo

Trong thời đại công nghệ nếu phòng gym của bạn không có các chiến lược marketing hiệu quả thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi, đặc biệt là đối với những phòng gym mới kinh doanh. Bạn cần triển khai xây dựng thương hiệu trên tất cả các kênh online và offline như website, fanpage, instagram, báo, băng rôn, poster, tờ rơi,… Chú trọng vào kênh khách hàng mục tiêu của phòng gym (khách hàng cao cấp hay khách hàng bình dân) từ đó giúp chiến dịch quảng bá đạt hiệu quả đúng như mong muốn và tiết kiệm chi phí.

kinh nghiệm quản lý phòng gym

5/ Sử dụng phần mềm quản lý để hỗ trợ

Thay vì quản lý bằng sổ sách, hiện nay với sự phát triển của công nghệ nên đã cung cấp rất nhiều các phần mềm quản lý phòng gym phù hợp với quy mô và nhu cầu của người dùng một cách chính xác, linh hoạt và hiệu quả.

Người quản lý không cần phải ngồi hàng giờ để tính toán sổ sách mà thay vào đó có thể tập trung vảo các hoạt động quan trọng như thu hút khách hàng và gia tăng chất lượng của dịch vụ. Mọi thông tin về khách hàng, dịch vụ đang sử dụng cho đến việc kiểm soát, theo dõi các báo cáo về giao dịch tại phòng gym đều hiển thị chính xác.

6/ Linh hoạt thay đổi các chính sách không phù hợp

Nếu bạn là con người quá cứng nhắc với những quy tắc thì rất khó để quản lý phòng gym một cách hiệu quả và lâu dài. Mọi chính sách đều mang tính chất thời điểm nên bạn cần phải kinh hoạt thay đổi nếu không còn phù hợp. 

kinh nghiệm quản lý phòng gym

Ngoài ra các dịch vụ, các gói tập luyện tại phòng gym cũng cần nhiều ý tưởng để đổi mới nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Bất cứ một ngành nghề dịch vụ nào nếu muốn thành công đều cần có chiến lược kinh doanh và khả năng quản lý hiệu quả. Hãy là một người quản lý có cái đầu lạnh – trái tim nóng để luôn giữ được nhiệt huyết với ngành thể hình nhé.

>>> Tham khảo: Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng gym từ A-Z tối ưu chi phí đầu tư

Bài viết có liên quan
0968777097